Mang thai 40 tuần tức là 9 tháng 10 ngày mẹ luôn mong ngóng được gặp con., nhưng không phải trường hợp nào cũng được suôn sẻ gặp con đúng lịch, vậy quá ngày dự sinh có nguy hiểm không và xử trí như thế nào thì hãy cùng mang thai khoe manh theo dõi ngay bài viết dưới đây Mẹ nhé!
1. Thai quá ngày dự sinh là gì?
- Thông thường một thai
phát triển bình thường thì thời gian mang thai sẽ dao động trong khoảng thời
gian từ 37 đến 41 tuần, trong khoảng thời
gian này, em bé sinh ra được gọi là một trẻ sơ sinh đủ tháng.
- Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 (1 tuần
sau ngày dự sinh) được gọi là thai trễ ngày. Đối với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần
lễ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai quá ngày
dự sinh, hay thai già tháng.
- Ngày dự sinh chính xác nhất bác sĩ sẽ nói cho mẹ khi siêu
âm ở tuần thứ 12 của thai kì, và ngày dự sinh đó sẽ đi theo mẹ đến hết 40 tuần
thai và không thay đổi.
2. Tới ngày dự sinh mà chưa sinh thì nguyên nhân do đâu?
- Nguyên nhân gây ra tình trạng thai quá ngày dự sinh hiện
chưa được biết rõ, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng khả năng thai nhi quá
ngày dự sinh :
- Thai phụ có 1 hoặc có vài vấn đề về nhau thai.
- Phụ nữ mang thai lần đầu hoặc mang thai là một bé trai.
- Gia đình có tiền sử sinh con già tháng.
3. Thai quá ngày dự kiến sinh có nguy hiểm không?
Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả sản phụ và thai nhi có
thể tăng lên nếu thai nhi quá ngày nhưng vẫn chưa được sinh ra. Tuy nhiên, vấn
đề này thường chỉ xảy ra trong một số ít trường hợp thai quá ngày dự sinh. Hầu
hết phụ nữ sinh con sau ngày dự sinh đều chuyển dạ bình thường và sinh ra những
em bé khỏe mạnh.
Nguy cơ cho mẹ:
- Gia tăng khả năng mổ lấy thai và đẻ có can thiệp thủ thuật,
nằm viện dài ngày và có nhiều biến chứng.
- Nguy cơ xảy ra nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh thường
cao hơn khi thai quá ngày dự sinh.
Nguy cơ cho bé:
- Nếu bánh rau vẫn hoạt động tốt, thai nhi tiếp tục phát triển.
Ngược lại nếu bánh nhau bị thoái hoá; thai nhi sẽ không được nuôi dưỡng tốt; có
thể tử vong trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh; hoặc em bé bị suy dinh dưỡng, da
dẻ nhăn nheo và sức đề kháng kém.
- Thêm vào đó lượng nước ối cạn dần dẫn đến thiểu ối gây tình
trạng chèn ép dây rốn; suy thai, tử vong thai đột ngột. Rối loạn trưởng thành
thai (chiếm tỷ lệ 10- 20% thai quá ngày).
- Hội chứng hít phân su: 25-30 % thai 42 tuần có phân su trong
dịch ối. Có phân trong phổi của thai nhi, khiến cho em bé gặp phải tình trạng
khó thở nghiêm trọng sau khi sinh.
- Thai lớn: Gây đẻ khó; tổn thương xương và gãy xương; để lại
chứng thần kinh tại chỗ và lâu dài.
- Lượng nước ối giảm, khiến dây rốn bị chèn ép và hạn chế lưu
lượng oxy cung cấp cho thai nhi.
4. Đến ngày dự sinh mà chưa sinh thì mẹ nên làm gì?
- Quan trọng nhất: là mẹ bầu phải khám thai theo đúng lịch hẹn
của bác sĩ. Sau đó bác sĩ sẻ chỉ định cho mẹ đo monitor đánh giá tình trạng của
thai nếu cần thiết, kiểm tra lượng nước ối; tuần hoàn rau thai, cơn co tử cung,
nhịp tim thai,…dựa vào đó bác sĩ sẽ quyết định bạn sẽ sinh thường hay sinh mổ.
- Ngoài ra mẹ hãy chú ý theo dõi cử động của bé, khám ngay khi
có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường nào xảy ra (đặc biệt: đau bụng, ra huyết, ra
nước ở âm đạo, em bé cử động quá ít hay quá nhiều so với bình thường).
- Nếu bé chịu đựng được chuyển dạ, bác sĩ sẽ giúp bạn kích
thích tạo cơn gò tử cung để sinh thường. Tuy nhiên, nếu bé không chịu được cuộc
sanh, em bé quá to hoặc mẹ có vết mổ thai cũ, bác sĩ sẽ mổ để lấy em bé ra. Đây
là câu trả lời cho câu hỏi làm gì khi thai quá ngày dự sinh.
è👉 Đã là những ngày cuối cùng em bé còn ở trong bụng
mẹ rồi, hãy đi siêu âm thường xuyên để bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra những
chỉ định thích hợp nhất cho mẹ và bé nha!
Nhận xét
Đăng nhận xét