Thai nhi 40 tuần tuổi, con đã rất sẵn sàng để vượt cạn rồi mẹ nha, mẹ nên chú ý đến cử động của bé và cho bác sĩ biết ngay nếu không nhận thấy thai nhi gò nhiều. Em bé lúc này đã trưởng thành đầy đủ, sẽ liên tục hoạt động cho đến ngày sinh thật sự và tuần này con có lớn thêm gì không? Cùng tìm hiểu nha Mom.
1. Sự phát triển của thai nhi 40 tuần tuổi.
Ở tuần thai 40 thì bé nặng khoảng 3400gr nếu phát triển đúng
tiến độ trong thai kì, thông thường thì các con lớn hay bé phụ thuộc rất nhiều
vào thể chất cũng như chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng từ mẹ.
- Ở thời điểm này, bé đã lớn và không thể ở mãi trong bụng mẹ
được. Ngoài ra, thai phụ cần chú ý nếu chuyển động của bé chậm lại hoặc có dịch
chảy ra từ âm đạo.
- Lúc con sinh ra sẽ không xinh đẹp như mẹ tưởng đâu nha,
khá nhăn nheo và thật khác lạ. Trẻ sơ sinh khi vừa ra đời thường có đầu bị biến
dạng tạm thời và có thể được bao phủ bởi màng nhầy và máu. Da của bé có thể bị
đổi màu, khô nẻ và phát ban.
2. Thai 40 tuần mẹ thay đổi ra sao?
- Mẹ vẫn còn ngồi đây đọc bài viết này tức là mẹ đang sốt ruột
lắm rồi, ngóng từng thời khắc mong được gặp con, mẹ hãy bình tĩnh nhé, con sẽ
ra với mẹ ngay đây.
- Mẹ cũng có thể bị khó chịu ở khu vực âm hộ vì bị sưng.
Vùng khoang chậu thì có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn. Em bé có vẻ như đã xuống
rất thấp và bạn có cảm nhận rõ rệt về một khối rắn hơn 4kg (gồm em bé, nhau
thai và nước ối) trì nặng ở bên dưới, chỉ chờ để được ra.
- Bàng quang cũng như đại tràng bị chèn ép do bé ngày một chúc
xuống gây nên cho mẹ việc đi tiểu thường xuyên cũng như táo bón.
- Xương, cơ và khớp tiếp tục thả lỏng. Dây chằng trong xương
chậu của Mẹ nới lỏng để có khả năng mở lớn khi sinh. Mẹ có thể cảm thấy sức ép
trong khung xương chậu và thấy đau ở phần lưng dưới. Vì thế, Mẹ có thể khó tìm
thấy vị trí nằm ngủ thoải mái.
- Cổ tử cung sẽ mở (giãn). Co giãn có thể bắt đầu trước vài tuần,
vài ngày hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ. Màn nhầy bịt kín dạ con để ngăn các
vi khuẩn thâm nhập vào cổ tử cung sẽ bắt đầu mở ra, tiết ra dịch pha màu huyết
hoặc màu nâu từ âm đạo mà có thể Mẹ không nhận ra.
3. Tại sao thai nhi 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh?
- Tình trạng mang thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh là điều
khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng vì sợ thai nhi đang gặp vấn đề bất thường, vì
hầu hết các trường hợp đều sinh sớm hay muộn hơn ngày dự sinh trong vòng 2 tuần.
Theo nhiều chuyên gia, việc thai 40 tuần chưa chuyển dạ sinh con hoặc chuyển dạ
sinh sớm hơn (từ tuần 37 đến tuần 38) là hiện tượng bình thường.
- Nếu thai phụ không chuyển dạ trong vòng một tuần kể từ ngày
dự sinh, bác sĩ có thể đề nghị người mẹ nên siêu âm và thăm khám để theo dõi nhịp
tim và siêu âm thai 40 tuần để xem chuyển động của thai nhi, đảm bảo bé đang nhận
được đủ oxy và hệ thần kinh vẫn đang phản ứng bình thường. Bác sĩ sẽ tư vấn cho
mẹ về việc kích sinh hoặc can thiệp nếu quá ngày dự sinh mà bé chưa chào đời hoặc
thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh. Nếu để thai già quá 41 tuần thì sẽ khiến
nhau thai già đi, nước ối cạn dần, dây rốn bị chèn ép mỗi khi cơn gò tử cung xuất
hiện dễ gây suy thai.
4. Một số lưu ý quan trọng cho mẹ bầu thai 40 tuần tuổi.
- Chuẩn bị đồ đạc gói gém vào giỏ đồ ngay thôi ba mẹ ơi,
không chủ quan chưa sinh được đâu mẹ nhá. Ngoài ra cần lưu ý:
+ Dấu hiệu chuyển dạ: Bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở tử cung của mẹ
thường xuyên để chẩn đoán thời điểm chuyển dạ cũng như quyết định mẹ sẽ sinh
thường hay sinh mổ. Ngoài ra, mẹ nên đến bệnh viện ngay khi phát hiện vỡ ối dù
với số lượng dịch nước ối chảy ra ít hay nhiều.
- Những gì mẹ cần làm lúc này là giữ tinh thần thoải mái
cũng như thể chất khỏe mạnh cho ngày con ra đời được diễn thành công tốt đẹp.
Biết sẽ có nhiều lo lắng mẹ có thể thư giãn tinh thần bằng cách xem phim, ăn uống
hoặc đi massage. Ngâm mình trong bồn tắm hoặc hồ bơi cũng khiến mẹ thoải mái
hơn do cơ thể giảm bớt trọng lực và trở nên nhẹ nhàng.
- Ngoài ra có một số biện pháp dân gian được khuyên thực hiện
giúp mẹ kích đẻ tự nhiên:
- Quan hệ tình dục cũng được cho là có ích, vì trong tinh dịch nam có chứa chất prostaglandin (hỗn hợp chất béo), có hoạt động tương tự như các kích thích tố nhân tạo có trong gel được sử dụng để giục sinh.
- Nếu có đủ sức thì bạn nên đi bộ nhiều một chút. Đi sẽ giúp tăng áp lực từ đầu em bé lên cổ tử cung, như vậy sẽ giúp cổ tử cung dần mỏng đi và dễ giãn nở.
- Thử kích thích đầu vú nếu bạn có thể chịu đựng được. Một số bà bầu thấy cách này rất hữu ích để giúp tử cung bắt đầu co thắt. Nếu bạn không muốn tự làm điều đó thì có thể nhờ ông xã giúp.
è
Chúc mẹ chuyển dạ thành công và bé yêu khỏe mạnh
chào đời. Share ngay bài viết và theo dõi mangthaikhoemanh.com để cập nhật thật
nhiều kiến thức sau sinh nhé!
Dấu hiệu chuyển dạ thật giả
Nhận xét
Đăng nhận xét