Thai nhi 37 tuần tuổi, thời điểm cận kề sinh đã đến rồi, thai những tuần này diễn biến rất phức tạp nên mẹ hãy đi siêu âm mỗi tuần nha. Tại tuần 37 thì con đã có thể nắm tay thật chặt và cứng cáp hơn rất nhiều rồi. Hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu kĩ hơn về sự phát triển của bé trong tuần thai này nhé!
1. Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi.
- Thai nhi 37 tuần tuổi, cân nặng trung bình của con trong
tuần này khoảng 2860gr nha ba mẹ, trông con như một quả dưa hấu vậy. Tại tuần
này con đang tập thở nhiều hơn và nếu sinh đúng thời điểm thì sẽ không cần sự hỗ
trợ ý tế.
- Các ngón tay bé đã biết phối hợp nhịp nhàng hơn, bé học cách nắm, giữ những thứ như dây rốn và bàn tay của bé.
- Thai nhi 37 tuần tuổi đã biết mút ngón tay cái và có thể mẹ sẽ bắt gặp ngay lúc siêu âm đó ạ!
- Phổi và não của con vẫn tiếp tục phát triển nhưng vẫn chưa hoàn thiện đâu ạ, bác sĩ vẫn sẽ nói đây là thai chưa đủ tháng mẹ nhé!
- Thai 37 tuần đạp nhiều hay ít? Bởi vì thai nhi đã nằm chật
kín trong bụng mẹ nên không thể nhào lộn hay cựa quậy nhiều nữa, tuy nhiên bé vẫn
tiếp tục thực hiện những cú đá hoặc đạp. Nếu mẹ cảm thấy bé quá yên ắng ở giai
đoạn này, cần liên hệ với bác sĩ sản khoa để tiến hành kiểm tra.
2. Thai nhi 37 tuần tuổi, mẹ thay đổi ra sao?
- Từ tuần 37 trở đi, Mẹ có thể thở dễ dàng hơn, mẹ sẽ bắt đầu
nhận thấy một vài thay đổi lớn trong cơ thể:
- Mẹ vẫn đi tiểu nhiều hơn do con đang ngày một lớn và đè ép lên bàng quang của mẹ, và nó sẽ hết sau khi con ra đời mẹ nha!
- Sức ép ít hơn trong các cơ quan tiêu hóa sẽ làm giảm bớt chứng ợ nóng và chứng táo bón. Khả năng tiêu hóa cũng sẽ dễ dàng hơn.
- Càng về những tuần cuối thì mẹ bầu càng dễ mất ngủ nên mẹ có thể tập yoga cũng như thể dục nhẹ nhàng có thể giúp mẹ dễ ngủ hơn đó.
- Nếu mẹ bị đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục, thay đổi thị
lực, chẳng hạn như nhìn một thành hai hoặc bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp
nháy, nhạy cảm với ánh sáng hay mất thị lực tạm thời, đau bụng trên dữ dội, buồn
nôn và ói mửa. Đây có thể là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi
là tiền sản giật, hãy đi khám ngay nhé!
- Trong tuần thai thứ 37, nếu mẹ đau bụng dữ dội và liên tục,
hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Mặc dù điều này không phổ biến nhưng nó có
thể là một dấu hiệu của nhau bong non. Ngoài dấu hiệu bị đau, mẹ cũng có thể bị
sốt, tiết dịch âm đạo và có thể bị nhiễm trùng.
- Thai nhi 37 tuần gò cứng bụng? Ở giai đoạn này, các cơn co
thắt Braxton Hicks (cơn đau giả) có thể xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn,
khiến mẹ gặp nhiều khó chịu. Do đó, nên hỏi bác sĩ sản khoa rõ ràng để được hướng
dẫn về những dấu hiệu chuyển dạ chính xác cũng như thời điểm phải nhập viện.
- Nếu thấy bé con ít đạp hoặc mẹ thấy bất kì triệu chứng nào
như ra máu hay dịch bất thường thì hãy lập tức đi khám ngay nha.
3. Có nên đi siêu âm thai 37 tuần tuổi.
- Từ tuần 37 trở đi mẹ phải siêu âm với cường độ dày hơn trước
vì ở những tuần cuối của thai kì em bé diễn biến và thay đổi khá nhanh, đi siêu
âm kiểm tra tim thai và nước ối của con mỗi tuần sẽ hạn chế được tình trạng dư ối,
cạn ối hay một số vấn đề khác để có những biện pháp can thiệp thích hợp.
4. Những lưu ý cho mẹ bầu khi thai 37 tuần tuổi:
- Nếu mẹ là người dễ căng thẳng thì hãy tạo ra một danh sách
những điều cần hỏi bác sĩ để tránh quên cũng như có niềm tin vào ngày chuyển dạ,
sẽ giúp mẹ tự tin hơn, bình tĩnh hơn và an toàn hơn cho cả mẹ và con nhé.
- Bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày: Dù cơ thể mẹ lúc này đã
khá nặng nề, nhưng đừng quên tiếp tục bổ sung thêm chất lỏng vào người. Các
chuyên gia khuyên mẹ nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt được tình
trạng phù nề.
- Mẹ hãy dành một chút thời gian trong ngày để đọc sách về
chăm sóc trẻ nhỏ và học hỏi kinh nghiệm từ mọi người xung quanh để tránh bỡ ngỡ
nhé.
- Mẹ cần tập trung bổ sung vitamin K vì đây là vitamin thiết
yếu để tạo đông máu, vốn rất quan trọng trong thời điểm sinh nở. Một lượng lớn
vitamin K sẽ giúp cầm máu khi bé rời khỏi bụng Mẹ.
- Các loại thực phẩm chứa vitamin K như:
- Các loại rau lá xanh gồm súp lơ xanh, mùi tây, cần tây…
- Dưa hấu, dưa vàng, đu đủ, dâu tây và lê
- Súp lơ, bắp cải, măng tây và cà chua
- Các loại đậu đỗ và ớt chuông
- Đậu tương, đậu ván
- Nếp cẩm, bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám
è
Chúc Mẹ bầu của chúng ta có một thai kì khỏe mạnh
và đón chờ ngày bé yêu chào đời nhé, theo dõi ngay mangthaikhoemanh.com để luôn
là bạn đồng hành với những tin tức mới nhất và hữu ích nhất nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét