Thai nhi 36 tuần tuổi, mẹ thường gặp phải hiện tượng sa bụng khi thai nhi di chuyển xuống vùng xương chậu, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Vậy còn bé con thì ra sao rồi nhỉ, hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu sự phát triển của con trong tuần thai thứ 36 này nhé!
1. Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi:
- Thai nhi 36 tuần tuổi, con vẫn tăng đều qua các ngày và cân
nặng của con vào tuần này khoảng hơn 2600gr rồi mẹ nha, con ngày càng tròn
trĩnh, làn da trở nên hồng hào, phúng phính hơn và không còn vẻ ngoài nhăn nheo
như ở các tháng trước đó.
- Chất sáp màu trắng được gọi là bã nhờn thai nhi bao phủ phần lớn cơ thể bé trong suốt hành trình 9 tháng qua giờ đã tan biến.
- Thính giác của bé phát triển mạnh mẽ từ những tuần qua và theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng con có thể phân biệt được giọng nói cũng như những bài hát mà mẹ thường cho con nghe đó.
- Khi mẹ mang thai 36 tuần, các mảnh xương sọ của em bé vẫn chưa liền hẳn nhằm giúp cho đầu thai nhi có thể dễ dàng di chuyển qua kênh sinh. Bên cạnh đó, hầu hết xương và sụn của bé cũng khá mềm, cho phép quá trình sinh nở được diễn ra dễ dàng hơn.
- Hệ tuần hoàn máu của con đã được hoàn thiện và hệ miễn dịch đã phát triển đủ để bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng ở môi trường bên ngoài tử cung.
- Thai 36 tuần sinh được chưa? Thai 36 tuần có thể sinh chưa?
Trẻ sinh ra ở tuần thứ 36 khiến nhiều bố mẹ lo lắng cho sức khỏe của thiên thần
nhỏ nhưng thực chất, tỷ lệ sống sót sau 36 tuần là rất cao nếu có hỗ trợ y tế
và bé sẽ vẫn đạt được các mốc phát triển tốt trong tương lai.
- Thai 36 tuần đã quay đầu chưa? Thai nhi gần như đã quay đầu
và định hình ở tuần thứ 30, vào tuần thai thứ 36 gần như bé đã lớn chính vì vậy
không còn không gian để xoay chuyển nữa, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ việc cân
nhắc mổ đẻ nhé.
2. Sự thay đổi của mẹ trong tuần thai 36.
- Xuất hiện dịch nhầy âm đạo: Chất nhầy ở cổ tử cung có nhiệm
vụ đóng nắp túi ối sẽ bắt đầu bong ra, đây có thể là dấu hiệu hé mở tử cung. Dịch
nhầy này khá đặc, màu hồng nhạt hoặc trắng tương tự như nước mũi. Nếu mẹ thấy
xuất hiện máu đỏ tươi cũng như dịch bất thường thì nhớ đi khám ngay nhé.
- Chứng ợ nóng, táo bón, đầy hơi hoặc khó tiêu: Do dạ dày bị tử
cung chèn ép, mẹ sẽ cảm thấy chán ăn. Nên chia nhỏ các bữa ăn và ăn chậm rãi để
kiểm soát tốt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng mà mẹ thường gặp vào những
tuần thai cuối này do con ngày càng di chuyển xuống khung chậu của mẹ và chèn
ép lên bàng quang.
- Những cơn mất ngủ quen thuộc lại kéo đến, mẹ hãy tập dần đi
vì khi ra con ra đời mẹ phải quen dần đó.
- Trong giai đoạn này, các cơn co thắt chuyển dạ “giả” thường
xảy ra với tần suất nhiều hơn và mức độ nặng hơn, song đây chưa phải là dấu hiệu
chuyển dạ thật sự. Theo đó, nếu người mẹ mang thai đủ tháng, quá trình mang
thai không xảy ra hiện tượng bất thường, không bị vỡ ối, thì hầu như bác sĩ sẽ
hướng dẫn cho bà bầu tuần 36 chờ cho đến khi cơn co thắt xuất hiện liên tục mỗi
5 phút trong suốt một giờ, mỗi lần xuất hiện kéo dài khoảng một phút. Khi đó, dấu
hiệu chuyển dạ sinh con mới thật sự bắt đầu, người mẹ cần được đưa đến phòng
khám hoặc bệnh viện phụ sản càng sớm càng tốt.
3. Thai 36 tuần tuổi mẹ bầu có nên siêu âm không?
- Khi thai đã 36 tuần tuổi thì mẹ chỉ cần siêu âm 2D thôi nhé,
điều mẹ cần trong tuần này là kiểm tra xem rau, ối của mẹ có đủ không, có bị cạn
ối, dư ối hay con bij nhẹ cân hoặc chậm tăng trưởng hay không và phải nghe được nhịp tim thai của con
mỗi tuần mẹ nhé.
- Bác sĩ sẽ hẹn lịch siêu âm cho mẹ 1 tuần 1 lần vì nước ối
những tuần cuối diễn ra rất phức tạp và mẹ phải thường xuyên đi kiểm tra.
4. Lưu ý dành cho mẹ trong tuần thai thứ 36:
- Khi bà bầu bước vào tuần 36 của thai kỳ là đã chính thức
bước vào những tuần nhạy cảm nhất của thai kỳ, chỉ với những bất thường nhỏ
cũng có thể là những dấu hiệu của sinh non, thai lưu. Vì vậy, ngoài khám thai định
kỳ, nếu phát hiện một số bất thường, dù rất nhỏ cũng cần đến các cơ sở y tế để
thăm khám và điều trị. Bởi đây có thể là dấu hiệu trẻ sắp chào đời.
- Nếu thai nhi của bạn bé thì nhớ uống thêm sữa cũng như ăn
trứng vịt lộn mỗi ngày để con tăng cân nhanh hơn nhé, và lắng nghe lời khuyên cụ
thể từ bác sĩ của mẹ.
- Tâm sự ngay với chị em về việc sinh nở cũng như học hỏi một
số kiến thức mang thai cơ bản chuẩn bị cho ngày bé con chào đời nha.
- Vận động thích hợp cũng như ba mẹ có thể quan hệ nhẹ nhàng
trong những tuần thai này nhé, giúp ích khá nhiều cho việc chuyển dạ đấy ạ.
à
Bước sang tuần thai thứ 9 của thai kì chúc mẹ bầu và bé con luôn khỏe
mạnh và đừng quên theo dõi mangthaikhoemanh.com để cập nhật kiến thức mang thai
và chăm bé một cách nhanh nhất nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét