Thai nhi 35 tuần tuổi, mẹ di chuyển nặng nề hơn và các cơn gò diễn ra nhều hơn. Cơ thể của bé ngày càng phát triển cả về cân nặng và chiều dài, thai nhi dich chuyển từng chút xuống khung chậu để chuẩn bị dần cho thời khắc chào đời. mẹ có thắc mắc về sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi không, tìm hiểu ngay nào!
1. Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi.
- Thai 35 tuần, bé đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi
ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2,7kg và trông như một quả dừa.
- Do tử cung mẹ ngày càng chật chội nên con sẽ không thể xoay sở nhiều hơn thay vào đó sẽ lăn và vẫn đá nha!
- Làn da của em bé trở nên hồng hào và mịn màng, tay chân của bé mũm mĩm do sự phát triển của lớp mỡ dưới da.
- Hầu hết các cơ quan nội tạng đã hoàn thiện, thận của bé đã được phát triển đầy đủ và gan đã có thể xử lý một số sản phẩm thải.
- Tốc độ phát triển trí não của thai nhi tiếp tục tăng lên nhanh chóng và sẽ tiếp tục như vậy trong suốt thời thơ ấu. Trong tam cá nguyệt cuối cùng này, trọng lượng não của bé tăng gần 10 lần và đến 12 tuổi, bộ não đó sẽ lớn hơn gấp 3 lần kích thước lúc sinh.
👉 Nếu mẹ mang song thì tuần 37 được coi là kỳ hạn cho cặp song
sinh - vì vậy các mẹ bầu mang thai đôi nên chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn
sắp tới.
2. Sự thay đổi của mẹ bầu trong tuần thai 35:
- Bước sang tuần thứ 35, khi thai nhi di chuyển thấp hơn xuống
vùng chậu làm kích thích bàng quang gây ra các vấn đề như đi tiểu thường xuyên
& tiểu không tự chủ.
- Mặt khác, chứng ợ nóng chỉ biến mất khi bé được sinh ra.
Khi mang thai, tử cung của bạn phát triển lớn hơn, đặt áp lực nhiều lên dạ dày
khiến chứng ợ nóng ngày càng trầm trọng.
- Đau cột sống lưng thường xuyên: Khi bé phát triển, tử cung
to ra, chèn ép thần kinh, mạch máu ở phần lưng gây đau lưng, đồng thời lưng phải
chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị khòm xuống. Nội tiết tố thay đổi
cũng là một trong số các nguyên nhân.
- Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời gian này, và bạn nên mang
băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra nếu ra dịch có biểu
hiện bất thường thì mẹ nhớ hỏi ý kiến của bác sĩ và đi thăm khám ngay nhé!
- Mẹ cũng có thể nhận thấy những cơn co thắt xảy ra thường
xuyên hơn. Cần báo với bác sĩ về những dấu hiệu chuyển dạ của mình.
3. Thai nhi 35 tuần tuổi có nên siêu âm không?
- Càng về những tuần cuối mẹ càng phải đi siêu âm thường xuyên
hơn và có thể hỏi bác sĩ những vấn đề còn đang vướng mắc:
- Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
- Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
- Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
- Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
- Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.
4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu tuần 35:
- Vào tuần thai này có thể mẹ thường xuyên thấy đói nhưng
hãy nhớ ăn nhiều bữa trong ngày và hạn chế ăn quá nhiều nhé.
- Bổ sung canxi, sắt, vitamin là điều luôn cần thiết để bé
con phát triển khỏe mạnh, bổ não và các cơ quan khác nhau cơ thể và cũng giúp mẹ
tránh nhức xương khớp và nhức mỏi sau sinh.
- Mẹ hãy chuẩn bị đồ dùng và những giấy tờ cần thiết khi
sinh để không phải bối rối lúc chuyển dạ nhé.
- Đừng lơ là việc tập yoga cũng như đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp
mẹ dễ sinh hơn đó ạ.
- Hãy siêng năng đọc tài liệu về việc sinh con để có một cuộc
sinh nở chủ động và suôn sẻ. Những bậc cha mẹ đã có chuẩn bị về kiến thức sinh
con thường sẽ thấy mình trở thành một phần trong cuộc sinh nở đó, chứ không giống
như người ngoài cuộc, chỉ biết đứng nhìn.
à
Chúc mẹ bầu có thai kì khỏe mạnh và nhớ theo dõi mangthaikhoemanh.com để có thể
cập nhật một cách nhanh nhất các vấn đề
về bé con nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét