Thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ nhớ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để bé có thể phát triển một cách tốt nhất tránh nhẹ cân nhé. Thai nhi ở tuần này đã cứng cáp hơn và chiếm khá nhiều diện tích trong tử cung của mẹ. Hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu thêm về sự phát triển của con trong tuần thai này nhé!
1. Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi.
- Thai nhi 32 tuần tuổi bé có cân nặng khoảng 1700gr và chiều
dài như 1 bó cải xoăn. Con cũng đang vỗ béo cơ thể đợi ngày được ra đời.
- Bàn tay và bàn chân với bộ móng và tóc con đang phát triển ngày 1 nhiều hơn, và con đã khá trơn láng và mịn màng qua ảnh siêu âm rồi.
- Xương trên hộp sọ bé chưa chụm vào, có thể dịch chuyển và hơi chồng lên nhau để bé dễ chui lọt qua đường sinh khi chào đời. Áp lực tác động lên đầu bé trong quá trình sinh ra lớn đến nỗi nhiều đứa trẻ sinh ra có chóp đầu nhọn hình nón.
- Lông tơ đã bao phủ cơ thể bé từ đầu tháng thứ 6 của thai kỳ dần rụng xuống, mặc dù một số lông tơ có thể vẫn còn trên vai và lưng của bé khi sinh.
- Thai nhi lúc này đã có thể nhắm mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt. Nếu có ánh sáng mạnh xuyên qua bụng mẹ, bé đã có thể tự tránh đi, nhắm mắt lại, đồng tử điều tiết để hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt.
2. Sự thay đổi của mẹ trong tuần thai thứ 32:
- Cơ thể của trẻ chiếm ngày càng nhiều chỗ trong bụng mẹ,
khiến bụng mẹ lớn lên, việc sinh hoạt, làm việc, di chuyển của mẹ bầu cũng trở
nên khó khăn hơn.
- Núm vú to hơn, sẫm màu hơn do nội tiết thay đổi cũng như
chuẩn bị có sữa cho con.
- Thai nhi phát triển lớn đè lên dạ dày của mẹ làm cho cơ
hoành và phổi bị o ép, gây ra cảm giác khó thở.
- Thời điểm này, mẹ cần chú ý các dấu hiệu thai nhi 32 tuần
tuổi dọa sinh non như: bầu tăng tiết dịch âm đạo có nhầy và máu, đau bụng và co
thắt giống như chu kì kinh nguyệt, tăng áp lực vùng chậu, đau lưng vùng thấp, đặc
biệt nếu mẹ chưa từng gặp những biểu hiện này trước đây.
- Nếu có cảm giác dịch có mùi hay ngứa cần báo bác sỹ để được
kiểm tra có viêm âm đạo không để điều trị phù hợp.
- Bên cạnh đó, nếu các mẹ cảm thấy đau đầu, sốt, mệt mỏi, cảm
giác khó thở hay tức ngực, ngất xỉu,… cũng là dấu hiệu bất thường cần đến khám
ngay tại bệnh viện và gọi cho bác sĩ mà mình đang theo dõi thai ngay lập tức.
3. Thai nhi 32 tuần tuổi có nên siêu âm 4D, 5D không?
- Đây là tuần thai vô cùng cần thiết mà bé đã hình thành rõ
nét một số cơ quan bộ phận để bác sĩ có thể kiểm tra xem con có bị dị tật hay
các vấn đề gì khác hay không nên mẹ hãy đi siêu âm 4D, 5D ở tuần thai thứ 32 nhé!
- Tại tuần này, khi siêu âm bác sĩ sẽ:
- Đánh giá lại tổng thể hình thái thai nhi , khẳng định các đị tật. Ngôi thai ( Tư vấn ngôi thai)
- Xác định trọng lương thai (Thai nhỏ, chậm tăng trưởng, tư vấn đinh dưỡng, tư vấn sinh, tư vấn và phân tích kết quả HSS.
- Đánh giá tình trạng nưới ối (Tư vấn để giữ ối đủ)
- Đánh giá tình trạng bánh rau (Tư vấn dinh dưỡng)
- Đánh giá dây rau, quấn cổ, sa dây rau đối với ngôi ngược. Tình trạng dây rau bám nép, bám màng, rau bong non.
- Khám thai, đo huyết áp, xn nước tiểu, đánh giá tình trạng phù (nhiễm độc thai nghén).
- Hẹn lịch khám lại sau cho mẹ (Mục đích đánh giá cân năng, tim thai, nước ối và theo dõi các bất thường cũ nếu có).
4. Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho mẹ:
- Con ngày một lớn thì hàm lượng sắt và canxi mà cơ thể mẹ cần
ngày một nhiều vì vậy bổ sung đủ và đúng cách là điều mà mẹ phải đặc biệt chú
ý.
- Một số thực phẩm cung cấp dinh dưỡng thiết yếu dành cho mẹ
bầu tham khảo gồm có:
+ Chất đạm là 1 trong 3 chất dinh dưỡng thiết yếu giúp bé
tăng cân nhanh chóng lên đến 200 gram mỗi tuần như: cá, trứng, sữa, bơ, đậu,…
Khi thai được 32 tuần tuổi thì lượng đạm mẹ cần mỗi ngày khoảng 75 - 100 gram.
+ Chất béo: axit béo như omega 3 có trong cá thu, cá hồi sẽ
tốt cho sự phát triển nhanh chóng não bộ của bé và giúp bé thông minh hơn.
+ Chất xơ: nếu mẹ bầu muốn đề phòng táo bón trong giai đoạn
cuối này thì hãy ăn thật nhiều rau củ giàu chất xơ như gạo lứt, bánh mì, tất cả
các loại đậu, bắp, bông cải xanh,…
+ Vitamin C: đây là chất dinh dưỡng không thể bỏ qua cho mẹ
bầu khi thai 32 tuần. Mỗi ngày các mẹ nên bổ sung khoảng 75 mg vitamin C có
trong các loại trái cây như cam, chanh, ổi. bưởi,…cũng giúp con trắng mỡ xinh đẹp
như ra đời đó ạ.
+ Sắt: nếu mẹ không cung cấp đủ sắt cho cơ thể sẽ có nguy cơ
cao sinh non hoặc trẻ nhẹ cân sau khi sinh. Thêm vào đó, sắt còn giúp cơ thể mẹ
sản xuất nhiều máu giúp nuôi dưỡng thai nhi thế nên việc bổ sung thật nhiều chất
sắt là việc rất cần thiết. Một số loại thực phẩm cung cấp chất sắt dành cho mẹ
bầu như trứng, rau muống, gan, thịt nạc,…
+ Canxi: canxi có khả năng giúp trẻ phát triển hệ xương toàn
diện, hạn chế các bệnh về xương khớp về sau. Để cung cấp canxi cho cơ thể mẹ bầu
nên ăn hải sản, phô mai, sữa,…
- Mẹ đặc biệt phải uống thật nhiều nước mỗi ngày. Tốt nhất
là nên uống vào ban ngày để không ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm.
à
Tuần thai thứ 32 là tuần mà mẹ và bé có những thay đổi đáng kể nên hãy theo dõi
và nhạy cảm với những thay đổi của bản thân ở tuần thai này nhé. Share ngay
nào!
Nhận xét
Đăng nhận xét