Thai nhi 27 tuần tuổi, mẹ đã bước sang tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2 rồi, bước sang giai đoạn cuối của thai kì là mẹ đã vượt qua 2/3 chặng đường gian nan rồi. Tuần này thì bé cũng đã có bước phát triển đáng kể, bé biết nhắm mở mắt, ngủ và thức theo thời gian nhất định hay mút ngón tay,.. và giờ hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu thêm về sự phát triển của con trong tuần thai thứ 27 nào.
1. Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi.
- Thai nhi 27 tuần tuổi mẹ có thể tưởng tượng trông con như
một trái súp lơ, nặng khoảng 900gr và ở những tuần tiếp theo con sẽ có bước
phát triển vượt trội về cân nặng.
- Thai nhi sẽ bắt đầu xoay trở nhiều nhất là từ tuần 26-30. Hiện tại vẫn còn nhiều khoảng trống cho sự xoay trở và đổi tư thế trước khi tử cung trở nên quá chật chội
- Phổi, gan và hệ miễn dịch tiếp tục trưởng thành.
- Từ những tuần thai này, em bé của bạn đã có thể nhắm mắt, mở mắt bình thường, đều đặn khi ngủ hay khi thức, thậm chí cả việc mút ngón tay.
- Bộ não của bé cũng đã phát triển hơn trước, năng động hơn. Lúc này cần chú ý đặc biệt đến chuyển động của bạn, vì mọi thứ đều ảnh hưởng đến em bé.
- Với những cử động nhịp nhàng của bé, vào thời điểm này bạn đã có thể cảm nhận được những tiếng nấc cụt của bé, một hiện tượng rất phổ biến trong suốt quá trình thai nghén.
- Đường hô hấp của bé bắt đầu hình thành những cấu trúc nhỏ giống như cây trong đó phế quản và phế nang sẽ tăng dần về số lượng và nó cần khoảng 8 năm để phát triển hoàn chỉnh nên hiện tại mới chỉ là giai đoạn đầu tiên.
- Thai 27 tuần là bao nhiêu tháng? Nếu bạn mang thai được 27
tuần tức là bạn đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Chỉ còn 3 tháng nữa thôi là bạn
có thể gặp bé yêu rồi.
2. Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi được 27 tuần ra sao?
- Khi thai nhi 27 tuần tuổi, bạn bắt đầu cảm thấy sự thay đổi
rõ ràng của vòng bụng, nó nhô dần về phía trước. Thậm chí nếu bụng của bạn
không to lắm thì bạn cũng vẫn cảm nhận được tác động của việc mang thai lên cơ
thể, cụ thể là đôi chân, bàng quang, bụng và cả não nữa.
- Đau lưng: Đây là tình trạng phổ biến gần như 99% các mẹ gặp
phải do thai ngày một lớn đè ép lên khung chậu của mẹ, cộng với tư thế đi của mẹ
thay đổi do bụng lớn nên gây ra tình trạng đau lưng của mẹ.
- Các dây chằng ở vùng chậu mềm đi để sẵn sàng cho việc sinh
em bé.
- Bên cạnh đó, lưu lượng
nước tiểu có thể chậm khiến Mẹ đi tiểu nhiều lần; nên đi khám bác sĩ nếu Mẹ lo
lắng về khả năng bị nhiễm trùng niệu.
- Mẹ có thể tiếp tục có dịch âm đạo màu trắng, lỏng và không
mùi. Hãy báo ngay cho bác sĩ biết nếu dịch âm đạo đặc, có màu vàng hoặc mùi hôi
vì khi đó Mẹ có thể bị nhiễm trùng âm đạo, tình trạng này cần được điều trị
trong thời gian mang thai.
3. Thai nhi 27 tuần tuổi mẹ có nên siêu âm không?
- Đây là một trong những tuần mà mẹ có thể đi siêu âm định kì
để kiểm tra sự phát triển cũng như nhịp tim thai,.. của con, ngoài ra mẹ sẽ đi
siêu âm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc nếu có bất kì dấu hiệu bất thường
nào xảy ra thì mẹ phải đi siêu âm ngay lập tức:
- Đánh giá trọng lượng thai (đây là thời kỳ hết thúc 3 tháng giữa): Chu vị đầu bụng gần bằng nhau.
- Đánh giá tình trạng tim thai, rau, ối.
- Làm tiểu đường thai kỳ ( 1 trong 3 chỉ số cao hợn là cần phải tư vấn và điều trị -> liên hệ bác sĩ)
- Nhắc nhở mẹ bầu tiêm nốt nũi uốn ván 2 đối với thai lần đầu, và là lần duy nhất với thai lần 2 hoặc 3.
- HÌnh ảnh ( Tinh hoàn, mặt ....)
- Đưa cho mẹ lịch hẹn siêu âm lần tới.
4. Lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu:
- Thai 27 tuần tuổi mẹ nên ăn gì?
+ Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các loại thực
phẩm tốt: các loại rau quả và ngũ cốc tốt cho sức khỏe, ưu tiên ăn nhiều các loại
thực phẩm giàu chất xơ gồm: bánh mỳ, ngũ cốc, đậu lăng, nếp cẩm,... để giúp giảm
các triệu chứng của táo bón nhé.
+ Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc
chất béo. Nhằm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng cân không cần
thiết. Các thức uống có chứa caffeine cũng nên tránh, vì đó cũng là một tác
nhân gây nên các triệu chững giãn tĩnh mạch, hoặc tê nhức chân tay trong giai
đoạn này.
- Nếu có thời gian và điều kiện mẹ hãy tham gia các lớp học
tiền sản để có thể học hỏi được nhiều kiến thức hữu ích, giải quyết được những
triệu chứng khó hiểu trong thai kì, hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cũng như việc
sinh nở sắp tới.
- Uống nhiều nước để tránh ối ít cũng như hạn chế táo bón
cho mẹ nha!
- Hãy thường xuyên theo dõi cân nặng, mang giày đế bằng,
dành thời gian tập chuyển từ tư thế đứng bình thường hoặc nằm sang tư thế đứng
thẳng lưng và thực hiện thêm một số bài tập tăng cường độ dẻo dai cho lưng.
- Nếu mẹ đau lưng thì có thể xét nghiệm canxi để
xem mình có thiếu canxi không nhé.
- Canxi, vitamin và sắt là 3 chất mà mẹ vẫn phải bổ sung đầy
đủ trong và thậm chí là sau thai kì.
à
Chúc mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh và đừng quên share bài viết đầy hữu ích
này nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét