Thai nhi 26 tuần tuổi, mẹ đã bước đến những tuần cuối cùng tam nguyệt thứ 2 của thai kì, lúc này mẹ vẫn có thể di chuyển một cách nhẹ nhàng và thoải mái vì đã quen với sự tồn tại của con trong bụng, mặc dù vào cuối ngày các khớp gối và chân bạn có thể bị phù lên một chút. Mạng lưới dây thần kinh trong tai của bé ngày càng phát triển và nhạy cảm hơn trước, giờ thì hãy cùng theo dõi kĩ hơn về sự phát triển của thai nhi 26 tuần dưới đây nhé!
1. Sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi.
- Hãy tưởng tượng em bé của mẹ đang có kích thước tương tự một
củ cải đường nặng khoảng 800 gram. Tử cung đang trở nên chật chội với bé, và mẹ
sẽ cảm thấy càng lúc càng khó chịu khi bé đạp và duỗi người.
- Lông mày và lông mi của bé hình thành rõ. Hai mắt của bé đã phát triển hoàn toàn bé bắt đầu mở và nhắm mắt khi được khoảng 28 tuần tuổi.
- Tóc trên đầu bé mọc dài và dày hơn một chút.
- Các đường vân chân và vân tay nhỏ xíu bắt đầu hình thành.
- Bé bắt đầu sử dụng phổi của mình bắt chước hô hấp.
- Hệ mạch máu và hệ tuần hoàn của bé đã có đầy đủ chức năng. Tim bé đang bơm máu, các mạch máu đã được phát triển và thực hiện vai trò của mình.
- Do sự tăng trưởng, bé bắt đầu hết không gian để nhào lộn như trước đây, tuy vậy, vẫn có đủ chỗ để bé tập trước cho ngày chào đời.
- Thai 26 tuần quay đầu chưa? Ngôi thai của con vào tuần thứ 26 vẫn chưa xác định vì con vẫn
còn không gian để xoay sở, hãy đợi đến tuần thứ 28 gần như con sẽ xác định rõ
ngôi thai.
2. Sự thay đổi của mẹ vào tuần thai thứ 26:
- Thường thì trong giai đoạn này rốn của mẹ đã bị đẩy lồi ra
ngoài, và làn da có cảm giác căng và ngứa. Hãy chú ý dưỡng ẩm và cung cấp đủ nước
để tăng độ đàn hồi cho da mẹ nhé!
- Mẹ có thể bắt đầu cảm thấy ợ nóng (còn gọi là chứng khó
tiêu do axit), cảm giác nóng rát thường kéo dài từ đáy xương ức đến cổ họng dưới.
Nhiều phụ nữ bị ợ nóng lần đầu tiên trong khi mang thai, và những người trước
đây đã từng bị ợ nóng có thể thấy tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
- Mẹ bầu nên cẩn thận hơn vì ở những tuần này mẹ thấy khá
lình kình trong việc kiểm soát cơ thể, lưng đau, mỏi người do thai ngày càng lớn.
- Thai nhi 26 tuần tuổi là thời điểm để các bà mẹ có thể tìm
mua cho mình những bộ trang phục dành cho bà bầu phù hợp. Những bộ đồ kích cỡ lớn
với vòng eo co dãn tốt, được may cắt một cách chuyên biệt đặc biệt là ở phần bụng
là lựa chọn tốt cho bạn.
3. Thai nhi 26 tuần tuổi có nên đi siêu âm không?
- Đây là tuần thai để mẹ có thể đi siêu âm định kì theo lịch
hẹn của bác sĩ hoặc mẹ bầu có bất kì biểu hiện bất thường nào mà mẹ có thể cảm
nhận. Tại tuần thai này bác sĩ sẽ theo dõi:
- Đánh giá trọng lượng thai (đây là thời kỳ hết thúc 3 tháng giữa)
- Đánh giá tình trạng tim thai, rau, ối.
- Làm tiểu đường thai kỳ ( 1 trong 3 chỉ số cao hợn là cần phải tư vấn và điều trị -> liên hệ bác sĩ Hà)
- Tiêm nốt nũi uốn ván 2 đối với thai lần đầu, và là lần duy nhất với thai lần 2 hoặc 3.
- Hẹn lịch siêu âm cho mẹ vào lần tiếp theo.
- HÌnh ảnh ( Tinh hoàn, mặt ....)
- Thai 26 tuần có phải làm xét nghiệm gì không? Tại tuần này
chính là thời điểm quan trọng để mẹ có thể làm xét nghiệm đường huyết nhé hay
còn gọi là tiểu đường thai kì. Do biểu hiện không quá rõ nên mẹ hãy đi làm kiểm
tra để có thể biết chính xác kết quả của mình. Mẹ an tâm thì bé mới khỏe mạnh
được.
4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu tuần 26:
- Lời khuyên khi tập luyện thể dục: Chú ý các dấu hiệu cảnh
báo!
Điều quan trọng là phải vận động trong thời gian mang thai.
Nhưng nếu Mẹ gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây, nên dừng lại. Báo cho bác
sĩ biết nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm.
- Đau ngực
- Thai nhi giảm cử động
- Bước đi khó khăn
- Hãy tìm hiểu và trò chuyện với người thân về những vấn đề
trong thai kì và sau khi sinh để mọi người có thể truyền lại kinh nghiệm cho mẹ.
- Hãy dành thời gian cho chồng hay đơn giản là những chuyến
nghỉ dưỡng trước khi lâm bồn mẹ nhé!
à
Hãy dành chút thời gian share ngay bài viết để các mẹ bầu có thể thường xuyên cập
nhật được nhiều điều bổ ích trong thai kì nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét