Thai nhi 22 tuần tuổi, bé đã bắt đầu trông giống một trẻ mới sinh bé nhỏ khi môi, mắt đã trở nên rõ ràng hơn, đây là tuần thai không chỉ đánh dấu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ mà còn là thời điểm “vàng” để chẩn đoán dị tật của thai. Vậy sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi như thế nào và siêu âm đóng vai trò ra sao trong tuần thai này thì ba mẹ hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!
1. Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi.
Thai nhi 22 tuần tuổi đã chính thức có được hình dáng của một đứa
trẻ sơ sinh thu nhỏ, tức là bé đã hoàn thiện hầu hết các cơ quan, bộ phận cần
thiết và trong 3 tháng cuối thai kỳ bé sẽ phát triển nhanh chóng hơn nữa để chuẩn
bị chào đời:
- Tay chân bé tại tuần này đã cứng cáp hơn các tuần trước nên mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được thai máy hơn từ các động tác vặn, xoay người cũng như đạp của bé con.
- Lá lách đang tiếp tục phát triển.
- Chất béo, cơ và hệ xương đang phát triển chiếm phần lớn trọng lượng tăng lên.
- Ngũ quan của thai nhi 22 tuần tuổi bắt đầu hoàn thiện và trở nên nhạy bén hơn bao giờ hết, đặc biệt là thính giác vì lúc này bé đã có thể nghe thấy rõ những âm thanh phía bên ngoài bụng mẹ.
- Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở và tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
- Khi mang thai được 22 tuần, bề mặt não bé – trước đó bằng phẳng – bắt đầu phát triển các nếp gấp. Việc hình thành các nếp gấp trong não sẽ tiếp tục cho đến tuần thứ 34 của thai kỳ, khi não của bé có đủ diện tích bề mặt cho các tế bào não.
2. Có nên siêu âm 4D thai nhi 22 tuần tuổi?
- Đây là mốc quan trọng để bác sĩ chẩn đoán dị tật thai nhi (nếu
có), vì lúc này thai nhi đã hình thành các cơ quan, nước ối nhiều nên sẽ dễ khảo
sát dị tật thai nhi qua siêu âm hơn những tuần trước và sau này như: não úng
thủy, giãn não thất, nứt đốt sống, tim bẩm sinh, dị dạng nang tuyến phổi, chi
ngắn, chân tay khoèo, sứt môi chẻ vòm, teo thực quản, hẹp tá tràng, thoát vị rốn…
- Vậy nếu đi siêu âm ở tuần này, bác sĩ sẽ nói bạn nghe:
- Xác định các dị tật nếu có , đặc biệt khẳng định đi tật tim bẩm sinh (Đây là thời kỳ tim hoàn thiện hết)
- Sưt môi, hở hàm, khoảng cách hai hố mắt...
- Đo và đánh giá các bộ phận của não , Tiểu não, hố sau, não thất bên, đám rối mạch mạc, đồi thị, vách trong xuốt, liềm não ,thể trái và các tổn thương khác nếu có.
- Đánh giá và khẳng định tổn thương trong ổ bụng (Dạ dày, gan, thận , bành quang, nang buồng trứng)
- Đánh giá trọng lượng thai, nước ối, bánh rau.
- Đánh giá lại các tổn thương cũ nếu có và tình trạng cải thiện.
- Nhắc nhở mẹ bầu các vấn đề cần thiết ví dụ tiêm phòng uốn ván tại tuần thứ 22 này.
- Hẹn siêu âm lại vào lần tới tùy theo tình trạng của mẹ và bé.
è
Đây chính là tầm quan trọng cần nhấn mạnh về vấn
đề siêu âm, chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh
3. Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi được 22 tuần tuổi.
- Chắc hẳn mẹ đang thấy mình tăng cân nhanh hơn trước, nhưng
đừng quá lo vì gần như có đến 80% các mẹ gặp phải vấn đề này. Mẹ hãy ăn uống với
một chế dộ dinh dưỡng hợp lý và hạn chế đồ ngọt nhé!
- Các vết rạn trên bụng, hông, đùi bắt đầu dày hơn khi em bé
ngày càng lớn lên khiến mẹ cảm thấy chán nản. Tuy nhiên, hãy quên cảm xúc đó đi
và cùng khắc phục chúng bằng cách bôi kem dưỡng da cũng như kem chữa rạn an
toàn.
- Tại tuần này có thể mẹ sẽ xuất hiện những cơn gò sinh lý,
tuy nhiên chỉ an toàn vớ tần suất ít và nhẹ nhàng. Nếu cơn gò xuất hiện nhều với
tần suất mạnh mẹ nhớ đi khám để bác sĩ đưa ra những chỉ định hợp lý nhé.
- Nước bọt của mẹ tiết ra nhiều hơn cũng là điều hết sức
bình thường, hãy nhai cao su hoặc một vài viên kẹo chắc sẽ giúp mẹ thoải mái
hơn đó.
- Ở tuần thai này mẹ cũng dễ dàng gặp phải các tình trạng
khác như mệt mỏi, khó ngủ, đau lưng, tăng tiết dịch âm đạo, nghẹt mũi, các vấn
đề về sức khỏe răng miệng,… Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ có sự thay đổi tâm lý như
liên tục cảm thấy lo lắng, vui mừng hoặc dễ cáu giận hơn,…hãy cố thả lỏng bằng
cách thư giãn mẹ nhé.
4. Lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ vào tuần thai thứ 22:
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý luôn là vấn đề được quan tâm, mẹ
không cần bổ sung quá nhiều dưỡng chất mà hãy ăn đầy đủ các nhóm chất với lượng
thích hợp tránh tăng cân quá đà ảnh hưởng cả mẹ và bé nha.
- Người có cảm nặng nề hơn nhưng vẫn phải tập luyện đầy đủ mẹ
nha, để giữ được một cơ thể tràn đầy năng lượng để chào đón bé cưng ra đời.
- Đây là tuần thai quan trọng mà mẹ cần thực hiện siêu âm
thai 4D chẩn đoán dị tật bẩm sinh. Lựa chọn địa chỉ chăm sóc thai sản và siêu
âm thai để chẩn đoán dị tật thai nhi sớm và chính xác là hết sức quan trọng. Việc
siêu âm thai đúng thời điểm, định kỳ để sớm phát hiện các dị tật thai nhi từ đó
có biện pháp theo dõi, xử trí thích hợp, ngoài ra hiệu quả của phương pháp siêu
âm chẩn đoán dị tật thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào trình độ bác sĩ, trang thiết
bị hiện đại.
- Bước sang tuần 22 mẹ hãy để bản thân có một tâm lý hết sức
thoải mái, mẹ khỏe thì bé mới khỏe được nha. Mẹ có thể trò chuyện nhiều hơn với
con, tìm hiểu dạy con bằng chế độ thai giáo cũng như tham gia 1 số lớp học trước
sinh là rất có ích đó ạ.
à
Chặng đường “9 tháng 10 ngày” tràn ngập niềm vui nhưng cũng không ít trằn trọc
âu lo. Đặc biệt siêu âm tuần 22 càng cần được các mẹ bầu chú ý quan tâm để kịp
thời phát hiện và xử lý những dấu hiệu bất thường của thai. Hãy lựa chọn địa chỉ
thăm khám thai uy tín, chất lượng để luôn giữ tinh thần thoải mái, tận hưởng thai kỳ
an toàn và trọn vẹn nhất mẹ nhé!
à
Đừng quên theo dõi website mangthaikhoemanh.com để được cập nhật thêm nhiều kiến
thức hữu ích mẹ nhé!
Thai 23 Tuần Tuổi
Thai 24 Tuần Tuổi
Nhận xét
Đăng nhận xét